Đánh giá và tính cách Edward_III_của_Anh

Chân dung Edward III được mô tả vào cuối thế kỉ XVI

Edward III rất được lòng dân trong suốt triều đại của ông, và ngay cả những rắc rối những năm cuối cũng ít ai đổ lỗi cho bản thân nhà vua.[113] Sử gia thời Edward Jean Froissart viết trong biên niên sử rằng "Ông ấy đã làm được những điều mà người ta không còn được chứng kiến từ sau thời vua Arthur".[74] Quan điểm này kéo dài qua nhiều năm, nhưng theo thời gian, cái nhìn về nhà vua đã thay đổi. Các sử gia đảng Whig thời đại sau cho rằng việc cải cách hiến pháp chỉ là cách đối phó với tình hình chiến tranh và cáo buộc Edward đã không hoàn thành trách nhiệm của một vị vua đối với đất nước. Trích theo Giám mục Stubbs:

Edward III không phải là một nhà chánh trị, dù ông sở hữu một vài phẩm chất khiến ông thành công. Ông là một chiến binh; đầy tham vọng, vô đạo đức, ích kỉ, xa hoa và phô trương. Ông coi nhẹ trách nhiệm của một vị vua. Ông tự cảm thấy mình không phải bị ràng buộc bởi bất kì phận sự đặc biệt nào, hoặc để duy trì lý thuyết về quyền lực tối cao của hoàng gia hoặc thực hiện một chính sách có lợi cho thần dân của mình. Cũng giống như Richard I, ông chỉ coi nước Anh như một nguồn tài nguyên.

— William Stubbs, The Constitutional History of England[114]

Nhận định này được công nhận rất lâu trước khi bị thách thức. Trong một bài báo năm 1360 tựa đề "Edward III và các Sử gia", May McKisack chỉ ra mục đích luận của nhận xét của Stubbs. Một vị vua thời Trung Cổ không thể nhìn xa hơn về tương lai với một nền chế độ quân chủ nghị viện; thay vào đó, vai trò của ông là một vai trò thực dụng - duy trì trật tự và giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh. Về điều này, Edward III đã làm rất xuất sắc..[115] Edward cũng bị cáo buộc đã thả lỏng cho các con trai mình quá tự do dẫn đến những tranh chấp trong triều đình cuối cùng đã dẫn đến Chiến tranh Hoa Hồng. Tuyên bố này bị bác bỏ bởi K.B. McFarlane, người lập luận rằng đây không chỉ là chính sách chung của những ông vua già, mà còn là điều tốt nhất.[116] Những người viết sử về nhà vua sau đó như Mark Ormrod và Ian Mortimer cũng có cái nhìn theo hướng này. Nhưng cái nhìn cũ tiêu cực chưa hoàn toàn biến mất; như gần đây vào 2001, Norman Cantor đã mô tả là Edward III một "kẻ tàn bạo và thích thú với việc giết người" và một "lực lượng hủy diệt tàn nhẫn."[117]

Từ những gì được biết về hành trạng Edward, người ta có thể cho ông là người bốc đồng hay điềm tĩnh, có thể được thấy qua việc ông có những hành động chống lại Stratford và các bộ trưởng năm 1340/41.[118] Cũng đồng thời, ông nổi tiếng về sự khoan dung; cháu nội của Mortimer chẳng những không bị xử phạt, mà còn được nắm giữ những địa vị quan trong trong chiến tranh với Pháp, và được tấn phontg thành Hiệp sĩ Garter.[119] Trên hai quan điểm tôn giáo và sở thích cá nhân, Edward là một người bình thường. Ông dành sự quan tâm cho nghệ thuật và chiến tranh, đó điều đó, phù hợp với quan niệm thời Trung Cổ về một vị minh quân.[120][121] Ông là một chiến binh thành công đến mức một nhà sử học quân sự hiện đại đã mô tả ông là vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Anh.[122] Ông cũng dành phần lớn sự quan tâm cho vợ ông, Vương hậu Philippa. Nhiều ý kiến cho rằng Edward là kẻ háo sắc, nhưng không có bằng chứng mà chứng minh nhà vua không chung tình cho đến khi Alice Perrers xuất hiện và trở thành người tình của vua, và vào lúc đó Hoàng hậu đã mắc bệnh nan y sắp vong mạng.[123][124] Sự tận tụy này có ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình ông; vì đối lập với những người tiền nhiệm, Edward dường như không gặp phải sự chống đối nào từ năm người con trai trưởng thành của ông.[125].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Edward_III_của_Anh http://www.fmg.ac/Projects/MedLands/ENGLAND,%20Kin... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.fordham.edu/halsall/seth/ordinance-labo... http://www.fordham.edu/halsall/seth/statute-labour... http://www.fordham.edu/halsall/source/1376goodparl... //dx.doi.org/10.1016%2FS0304-4181(97)00017-1 //dx.doi.org/10.1086%2F385897 //dx.doi.org/10.1093%2FEHR%2FCXII.448.856 //dx.doi.org/10.1093%2Fehr%2FCVIII.CCCCXXIX.842 //dx.doi.org/10.1093%2Fehr%2FXLV.CLXXX.623